0

Trầm cảm nặng có thể điều trị khỏi? | Safe and Sound

Đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa, việc thay đổi lối sống và tâm lý trị liệu có thể giúp giải quyết triệt để triệu chứng mà không cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, để điều trị bệnh trầm cảm nặng, bác sĩ tâm lý thường gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, các bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện chứng bệnh này.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Tâm lý trị liệu

Hiện nay, tâm lý trị liệu là một trong các biện pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm. Các bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để khai thác được tình trạng sức khỏe tâm thần của mỗi bệnh nhân. Thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ giúp người bệnh loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi tiêu cực và hướng đến những điều tích cực. Ngoài ra, bạn còn được hướng dẫn các kỹ năng để đối phó lành mạnh với những tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống.

Ảnh 1: Tâm lý trị liệu là phương pháp thường được sử dụng cho quá trình điều trị trầm cảm

Trong tâm lý trị liệu, có rất nhiều các liệu pháp hỗ trợ khác nhau. Với chứng trầm cảm nặng, bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm động học hoặc trị liệu nhóm.

2. Điều trị hoá dược

Đối với những trường hợp bị trầm cảm nặng, bác sĩ tâm lý sẽ kết hợp cả hai phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc điều trị. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp các triệu chứng được kiểm soát tốt hơn, hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cần phải thực hiện đúng theo các chỉ định của bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý. Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ, rối loạn chức năng sinh dục,… Do đó, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định sử dụng của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, tốt nhất là nên uống thuốc đúng liều và có thời gian uống thuốc cố định trong ngày.

Ảnh 2: Thuốc chống trầm cảm luôn được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân bị trầm cảm nặng

Bên cạnh đó, các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng khá chậm, thông thường khoảng từ 2 đến 4 tuần mới nhận thấy được hiệu quả. Người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.

3. Phương pháp sốc điện

Phương pháp sốc điện sẽ được chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cân nhắc áp dụng cho những trường hợp bị trầm cảm nặng, đặc biệt là những trường hợp có xuất hiện các ảo giác hoặc nguy cơ tự sát cao. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm chưa cần phải áp dụng liệu pháp này, chỉ khi người bệnh không thể đáp ứng được các phương pháp điều trị tâm lý hoặc kích ứng quá mạnh với thuốc thì bác sĩ tâm lý mới khuyến nghị áp dụng sốc điện.

Ảnh 3: Sốc điện

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cũng cho biết rằng, sốc điện không phải là biện pháp được áp dụng thường xuyên cho người bệnh trầm cảm bởi rất nhiều lý do như giá thành cao, sự phản đối từ người bệnh, thời gian điều trị bệnh không rõ ràng. Bên cạnh đó, sốc điện gây ra một số tác dụng phụ như mất trí nhớ tạm thời, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn,...

4. Hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà

Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh trầm cảm nặng cũng cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tại nhà. Các bác sĩ tâm lý cho biết, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng cách cũng góp phần tích cực trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần.

  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên mang lại hiệu quả tốt với điều trị bệnh trầm cảm nặng. Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, tập thể dục làm tăng serotonin, endorphin và các chất hóa học khác tạo cảm giác tốt cho não. Bạn nên duy trì hoạt động thể chất khoảng 30 – 60 phút trong hầu hết các ngày.
  • Ngủ: Các bác sĩ tâm lý cho biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi người. Mỗi ngày cần ngủ đủ 8 tiếng và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ đêm. Có được một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp bạn có được nguồn năng lượng tích cực, giảm bớt các căng thẳng, áp lực, mệt mỏi,...

Ảnh 4: Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

  • Hỗ trợ xã hội: Hỗ trợ xã hội mạnh mẽ có thể làm giảm sự cô lập. Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyến cáo, bạn nên giữ liên lạc thường xuyên với gia đình và bạn bè. Ngoài ra, có thể tham gia một lớp học hay một câu lạc bộ khi có thời gian. Tình nguyện cũng là một cách tuyệt vời để bạn có được sự kết nối xã hội tốt hơn.
  • Dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ rất quan trọng với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt là với những người đang mắc chứng trầm cảm nặng. Theo bác sĩ tâm lý, ăn nhiều bữa nhỏ và cân bằng trong ngày sẽ giúp duy trì năng lượng và giảm thiểu tâm trạng thất thường. Chú ý bổ sung các thực phẩm như rau củ quả tươi, protein lành mạnh và carbohydrate phức hợp.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh trầm cảm nặng hơn và làm tăng nguy cơ tái phát chứng bệnh này trong tương lai. Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý khuyến nghị, cố gắng tìm cách đối phó lành mạnh các vấn đề gây căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
: Trầm cảm nặng có thể điều trị khỏi? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound